Người bán báo
Đọc bài của cụ Lê Hiền Đức trên trang Bauxite Việt Nam vài ba ngày trước đây, tôi thấy cụ cứ trăn trở mãi một điều, ai là người đã tạo ra những “sản phẩm” như kiểu cô Quỳnh Anh ăn nói vô lễ như vậy với dân? Thì tôi xin chỉ ra hai người đã có công dậy dỗ cái lớp người như cô Quỳnh Anh thành những con người như thế.
Người thứ nhất là “Sách giáo khoa”. Sách giáo khoa đã dạy họ ngay từ bậc tiểu học. Những năm đất nước còn chia cắt làm hai miền, thì tất cả các sách giáo khoa bậc tiểu học đều nhan nhản những bài học như thế. Ví dụ, trong bài tập toán, chúng ta đọc được những dòng sau đây: “Trong một trận càn, bọn lính ngụy đã gặp sức đánh trả dũng cảm của các đội nữ du kích, chị A giết được 5 thằng, chị B giết được 3 thằng, chị C giết được con thư ký mang điện đài. Hỏi đội nữ du kích đã tiêu diệt được bao nhiêu tên địch?”. Những em bé được tiếp nhận cái “văn hoá” thằng – con hồi đó bây giờ đã là thầy cô giáo, là hiệu trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng và đủ các thứ ủy viên ngày nay. Họ chính là người dạy dỗ cho các lớp thanh thiếu niên ngày nay cái “văn hoá” ứng xử vô luân ấy.
Người thứ hai là một lớp quan chức rất đông đảo. Tôi xin đơn cử một ví dụ: trong một hội nghị ở một cấp kha khá, chính tai tôi được nghe một ông rất lớn trong Đảng có tên là N… nói chuyện về tình hình đấu tranh tư tưởng trong nội bộ, ông nói rành rẽ từng lời như sau: “…Thằng Trần Xuân Bách, tay Trần Độ, con Dương Thu Hương, tên Lý Chánh Trung…” và một đoạn xỉ vả rất dài sau đó.
Nhưng cũng có chuyện thú vị. Cũng một lần chính tôi được nghe một ông rất cao trong Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế. Ông “nhân cách hoá” các địa danh, chắc là để câu chuyện thêm sinh động. Ông nói: “Cái thằng Hà Nội tuy có khởi sắc, nhưng vẫn còn trì trệ lắm, cái thằng Huế còn ỳ ạch hơn, còn cái thằng Hải Phòng có thời rất phát triển, nay cũng bị chững lại, …”. Ông phán xét rất nhiều “thằng”. Cuối cùng ông hạ giọng: “Chỉ có cái thằng Hồ Chí Minh, tuy nó hay làm liều, nhưng lại năng động”. Ông vung tay rung chân rất chi là hùng hồn… Đột nhiên ông khựng lại, mặt đỏ nhừ như quả gấc chín… “À à… cái thằng thành phố Hồ Chí Minh…”.
Ở Bộ XX, một ông lãnh đạo tên Đ… có thói quen xưng hô “Mày-Tao” với những người dưới quyền. Ông có thể mắng chửi nhân viên về bất cứ chuyện gì… Nhưng ông ghét nhất là bọn trí thức. Một lần ông quát lớn (Tôi xin lỗi bạn đọc phải viết nguyên văn, không viết tắt để giữ gìn cho ông làm gì. Như thế may chăng có thể bộc lộ được tối đa khí sắc của ông): “Tao nói cho chúng mày biết nhá… Ở cái Bộ này làm đéo gì có nhà khoa học, đến cái lều khoa học cũng đéo có. Chúng mày có đốt đuốc tìm cũng đéo kiếm nổi cái túp khoa học. Thậm chí đến cái chuồng xí khoa học tao cũng đéo thấy một thằng chó chết nào…”. Ông dừng một lúc rồi vỗ vỗ vào ngực mình: “Như bố chúng mày đây này, chỉ mới học đến học kỳ Hai của lớp Một, mà làm lãnh đạo tận 9 cái bộ của nhà nước này…”. Cái ông Đ… có một… thằng con rơi, nay cũng lãnh đạo một bộ kếch xù, và cũng mang được cái gien hùng hồn của bậc tiền bối.
Sau khi đã quá quen thuộc với những loại “văn hoá” như thế, thì khoảng mươi năm sau ngày thống nhất đất nước, tôi có dịp làm việc với một vị quan chức của một tổ chức quốc tế, vốn là quan chức cao cấp trong chính phủ Sài Gòn, sau sang định cư ở Hoa Kỳ, nhân bàn về ngôn ngữ “Thằng – Con” trong sách giáo khoa ở miền Bắc như tôi vừa nêu, ông kể một câu chuyện làm tôi giật mình: Trong một cuộc họp hội đồng tướng lĩnh của Việt Nam Cộng Hoà, khi thảo luận kế hoạch tác chiến với quân đội Miền Bắc, một vị tướng nói: “Hiện nay tên Giáp (chỉ Tướng Võ Nguyên Giáp) đang ém quân ở đây… ở đây…, chúng ta phải đánh cho tên Giáp… thế này… thế nọ”. Vị tướng nói chưa dứt thì ông Nguyễn Văn Thiệu ngắt lời: “Tôi xin lỗi ông, đây là phiên họp của Hội đồng tướng lĩnh, chứ không phải mua bán ngoài chợ, xin ông ăn nói cho nghiêm chỉnh. Chúng ta chiến đấu đánh ông Giáp vì ý thức hệ, chứ ông Giáp là một bậc khả kính, một con người đầy đạo đức mà chúng ta đều phải kính trọng, không được ăn nói như thế”.
Xét về thang bậc trong bộ máy chính quyền, thì ông Nguyễn Văn Thiệu cũng sánh ngang phân với ông N… và còn hơn cả ông Đ… mà tôi vừa nói trên kia. Thế mà… một trời một vực.
Vậy thì cái cô Quỳnh Anh ăn nói thiếu lễ độ với cụ Lê Hiền Đức, cái người có thể có chắt nội bằng tuổi với cô Quỳnh Anh, thì chắc chắn là một lẽ đương nhiên.
N.B.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đúng là không có một chút xíu văn hóa nào, chán phèo!
Trả lờiXóaNhiều vị lãnh đạo ở một số cơ quan nhà nước xem chuyện xưng hô "Mầy, tao" là thân mật. Riết rồi quen.
Trả lờiXóaCòn các em học sinh thì đã làm quen với "thằng, con" từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường!
Văn hóa thằng-con chắc phải mất 2 thế hệ mới sửa đổi cho thuần, tại ai? Chó hả?
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTại ai thì nhiều người cũng hiểu rồi.
Hổng phải tại người đâu, chó đó!
Trả lờiXóaLần đầu tiên tôi biết nhân cách vị Tổng Thống qua chuyện này.
Trả lờiXóaQuyền cao chức lớn , họ làm gì chẳng được .
Trả lờiXóaKể cả làm bậy hả ... he he he ...
Trả lờiXóaHơn cả bậy , tàn phá !
Trả lờiXóanền giáo dục Cộng Hòa không dạy học sinh lòng căm thù ...
Trả lờiXóahồi đó tin tức chiến sự đọc trên radio hay tivi vẫn gọi phía " bên kia " là Hà Nội , Bắc Việt , Cộng quân ...( Mỹ thì gọi " mấy ảnh " là vi-xi tức là VC , Việt Cộng ) , tới sau ngày 30/4 chị bất ngờ khi biết " bên mình " toàn bị gọi là ngụy quân , ngụy quyền , chị cứ tự hỏi sao không gọi những người dân miền Nam là ngụy dân luôn cho rồi ....
Đúng. Trước đó không bao giờ nghe từ miệt thị đối phương từ nhà cầm quyền, và trong sách giáo khoa không bao giờ dạy mình thù hằn việt cộng.
Trả lờiXóaTiếc quá, giờ này mới nhận và nhớ ra!
em không nhận ra tại vì lúc đó mình như cây con mới lớn , dễ bị ảnh hưởng của môi trường mới ...
Trả lờiXóaem xem những chương trình ca nhạc ở hải ngoại thì sẽ dễ dàng nhận thấy những người đã ra đi từ sau 75 , họ vẫn còn phong thái cũ , cử chỉ và lời nói dạ thưa rất lịch sự ....
Ngày xưa đi học còn nhớ môn Công Dân Giáo Dục dạy học trò rất nhiều về nhân cách, không dạy 5 điều nhưng người học môn CDGD đều có tâm chân thiện mỹ - Tiên Học Lễ Hậu Học Văn.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaHồi đó học tiểu học, có một quyển sách rất hay mà nay tui quên mất cái tên. Quyển sách đó là sách dạy học sinh học làm người với những câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Tự dưng bây giờ quên mất tiêu cái tên của quyển sách đó!
Phải cuốn "Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch thuật?
Trả lờiXóaKhông phải cuốn đó tuy cuốn "Những tâm hồn cao thượng" cũng là cuốn sách mà học sinh tiểu học thời đó được khuyến khích đọc. Cuốn mà tui nói là cuốn sách có kể câu chuyện bó đũa tre, một que thì dễ bẻ còn cả nắm đũa thì khó bẻ. Tự dưng quên mất tiêu cái tên của cuốn đó rồi!
Trả lờiXóaVừa tìm trên Google, hình như cuốn mà tui nói là cuốn "Quốc văn giáo khoa thư" thì phải, không chắc ăn lắm.
Trả lờiXóaVừa tìm được tấm hình chụp cái bìa của cuốn "Quốc văn giáo khoa thư". Nhìn tấm hình thấy quen lắm. Chắc là cuốn này quá.
Trả lờiXóaĐúng rồi, cuốn này chớ gì nữa! Nhưng thời tôi học cũng không còn học sách này, lúc đó tôi học "Tóm Tắt Các Môn Học" gồm Sử, Địa, Vệ Sinh, Công Dân, Đức Trí.
Trả lờiXóamình xem tv cũng thićh cách nói của người SG,dạ thưa cô,dạ thưa chú,nói gì cũgn dễ nghe ,người bắc thì hay " ông,tôi,...".
Trả lờiXóaNói chung có rất nhiều tốt đẹp của nền giáo dục ngày xưa, mãi đến 30/4 hoàn toàn đổi khác do cách giáo dục nhồi sọ sự thù hằn, máu me, cái chết...
Trả lờiXóaem nhớ bố em cũng hay kể là sao trẻ con trong đó chúng ngoan thế , cứ khoanh tay dạ thưa xưng con ...ngọt ngào lắm ..Công nhận tiếng Nam nghe dễ tthowng thiệt tình .Nhất là giọng DCT ấy , yêu ghê lắm :)
Trả lờiXóaVậy em là người miền ngoài?! Lúc còn nhỏ anh đã được dạy phải đi thưa về trình, nhất là khi học về gặp người lạ phải chào hỏi. Tất cả trẻ em đều được dạy như thế.
Trả lờiXóaem Lem là sư tử ...Hà Đông đó em , xách dép chạy , hahhaha....
Trả lờiXóaSao lại rung cây nhát khỉ!
Trả lờiXóaNgoài Bắc thì cũng có dạy , nhưng có lẽ cái kiểu nói , ngữ điệu nó hem được dễ thương dư mấy anh chị ở trỏng :))
Trả lờiXóahehe, dư lày gọi là ném ...đá đấy :))
Trả lờiXóaCách kêu gọi cũng lạ kỳ!!!
Trả lờiXóađây đây , em sửa liền nè.Tại em quên nói nhầm , hay ngoài Bắc thì là bình thường nhỉ ? em cũng chả hiểu :)
Trả lờiXóangoài bắc cũng không là bình thương̀ ,em không phải người miền "trỏng" mà,nói giọng miền bắc cho nó lành thôi em :D
Trả lờiXóangoài bắc giờ cũng bắt cô giáo và trẻ con xưng "cô,con" nhưng mà nghe cứng cứng,nói chung mỗi vùng có "bản sắc" riêng,biết là giọng trong nam hay,nhưng mình cũng không thể bắt chước được,nghe nó sẽ bị giả tạo
Trả lờiXóaĐúng roài , lem chỉ viết vầy chớ nói ai mà nghe nổi.Em cũng không thích giọng người bắc vô nam nói nữa ...phải là người nam xịn kìa :)
Trả lờiXóaChị k hiểu , là ảnh théc méc cái cụm " bọn anh chị " em dùng ấy chớ chị viết chi ai mà quan tâm hehe.Em hem phải ở trỏng , dưng em thích người trỏng há há
Trả lờiXóathì thế,em phải viết "các anh chị" hoặc "những anh chị" chứ sao viết "bọn anh chị".
Trả lờiXóathật sao ? em tưởng mình dùng thế được mà , ra bắc được nam hem được ư ? thật hả ? tưởng anh Kểnh đùa thui à
Trả lờiXóaà chị nghĩ mãi mới ra,ý em dùng kiểu như là :"bọn em",hay "bọn anh",nói tay đôi thì dễ hiểu,viết ra thì nghe nó lạ lạ...
Trả lờiXóaNgười lớn nói với nhỏ tuổi hơn có thể gọi bọn mày, bọn em... nhưng ngược lại, khi người trẻ tuổi gọi người lớn tuổi hay vai vế lớn hơn bằng câu bọn anh, bọn chị, bọn chú, bọn bác... nghe rất vô lễ, không thiện cảm, mất thẫm mỹ...
Trả lờiXóakhông ai dùng "bọn chú,bọn bác" cả.Còn nói chuyện ở ngoaì thì có thể dùng "bọn anh,bọn em",nhưng đấy là cũng phải thân mật lắm,kiểu anh em baṇ bè ngang hàng nhau thôi
Trả lờiXóaCách xưng hô từng miền khác nhau bởi đất nuớc ta trải dài từ Bắc chí Nam, mỗi nơi có mỗi phong tục tấp quán khác nhau, không đâu giống đâu, cứ "nhập gia tùy tục" đến đâu thì dùng theo đó, còn riêng anh em bạn bè làng Mul thết nghĩ còm qua lại hàng ngày, cũng như trao đổi tâm tình gần hiểu ý nhau thì nói sao cũng thấy vui vẻ.
Trả lờiXóaKhông , ai lại dùng bọn chú bọn bác bao giờ hề hề
Trả lờiXóahá há, ra là lem đúng hử :))
Trả lờiXóa