Lang thang trên mạng, tình cờ lạc vào Youtube xem được Clip này thấy có ý nghĩa nên đem về để mọi người thưởng lãm.
Tiếc rằng không biết ai là tác giả để minh chứng tuyệt đối cứ liệu lịch sử mà Clip ghi lại (!), chỉ thấy phần giới thiệu ghi:
Tiếc rằng không biết ai là tác giả để minh chứng tuyệt đối cứ liệu lịch sử mà Clip ghi lại (!), chỉ thấy phần giới thiệu ghi:
- Vào thời Trịnh Mạc một nhóm người Đồ Sơn Thanh Hóa đến lập nghiệp ở biên giới phía Bắc (Đông Hưng).
- Đến nay họ còn giữ được bản sắc người Việt Nam, được CHDCNDTH công nhận là 1 dân tộc tiểu số (người Jing) sống trong cộng đồng người Choang tự trị ở Quảng Tây.
- Đầu tiên họ đến ở 3 hòn đảo gọi là Tam Đảo, sau gọi là Kinh Đảo, nay bị bồi đắp thành bán đảo.
- Vào thời đó một nhóm khác di cư xuống biên giới phía Nam lánh nạn nội chiến Trịnh-Mạc quần thảo ở chiến trướng Sơn Nam-Thanh Hóa. Có lúc Tây Đô khói lửa mịt trời, ruộng vườn hoang tàn.
- Họ định cư ở đất Thuận Quảng.
- Năm 1600 Trịnh Tùng bình định được nhà Mạc xưng Bình An Vương. Nguyễn Hoàng bỏ vào Nam dựng nghiệp riêng.
- Đoàn người tiếp tục di cư trong đó có cả người nhà Mạc (Mạc Cảnh Huống).
- Năm 1611 Nguyễn Hoàng lấy đất Nam Cù Mông cho Văn Phong trấn thủ Phú Yên. Chúa Sãi lấy đất này căn bản tiến hành 2 cuộc nam tiến song song lấy đất Thủy Chân Lạp và đất còn lại của Chiêm Thành, cho Nguyễn Hữu Vinh (Nguyễn Cảnh Vinh) làm lưu thủ đất Trấn Biên.
- Xứ đàng trong hình thành tách khỏi phương Bắc, sống tự do trên đất phương Nam, hội nhập với cộng đồng Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp và người mới đến.
- Nhân kỹ niệm Phú Yên 400 năm mời xem hình ảnh người anh em đồng hội cùng thuyền lánh nạn nội chiến năm xưa (người Jing trên đất Trung Hoa) giữ được bản sắc của mình.
Như vậy, trải qua hơn 5 thế kỷ, người Đồ Sơn Thanh Hóa đã sống lưu vong trên đất khách, và điều đáng mừng là họ không bị mất gốc trước sự đồng hóa mạnh của lực lượng đông đảo dân số tàu.
Chúng ta chắc hẳn rất ít người biết đến cộng đồng dân tộc này, thật ấn tượng và xúc động trước giọng Việt hơi lơ lớ nhưng vẫn nghe rõ câu từ những bài hát cội nguồn của Đồng Bào quốc nội.
Mời các bạn xem và nghe.
Trả lờiXóaXem xong thấy xúc động quá, nhất là ở điệu múa và bài hát thứ hai.
Tui nghĩ là "thiểu số" mới đúng chứ. Xem trong clip cũng thấy ghi là "tiểu số"!
Trả lờiXóaTui viết theo đúng ý tác giả đó ông. Mở ra xem lại vẫn là chữ tiểu. Tôi biết có thể người ta lộn nhưng vì tôn trọng tác giả tôi để nguyên văn.
Trả lờiXóaBài này là bài "Dòng Máu Lạc Hồng" do giọng ca Đan Trường trình bày. Họ lấy bài hát này làm chủ đạo vũ khúc oai hùng dân tộc Việt trên đất Tàu cũng là cách thể hiện bản sắc Việt Nam.
Trả lờiXóangưỡng mộ cộng đồng người Việt này quá
Trả lờiXóaVâng! Khi được xem hình ảnh sắc phục sống động với những bài hát Việt , lòng ai không dâng lên nỗi niềm rạt rào tinh dân tộc.
Trả lờiXóaVậy mà ngay trên đất Việt,ca sỉ VN khoái lấy tên tây,tàu,hàn...
Trả lờiXóaMột sự lai căng lỗi nhịp! Trong giới nghệ sỹ hiện nay mình thấy chỉ có Tuấn Khanh là có tinh thần dân tộc dám phê phán hiện thực xã hội qua ca từ.
Trả lờiXóaTui cũng khoái Tuấn Khanh. Tui post vào đây bài "Em có là người Việt Nam" của Tuấn Khanh nghe cho xôm tụ. Tui để bài này ở chế độ auto play. Nếu ông Mắt Kiếng thấy để ở chế độ auto play phiền phức thì nói, tui sẽ chuyển sang chế độ bình thường
Trả lờiXóaMà thôi, để tui sửa lại cho nó ở chế độ bình thường, ai muốn nghe thì click vào play để nghe.
Đồng ý.
Trả lờiXóaCòn nhiều bài ý nghĩa lắm.
Do không biết tiếng cũng như chữ Hoa nên không rõ lắm, chỉ đọc theo chữ Việt ở phần giới thiệu nên cảm xúc dân tộc tính dâng tràn, chớ xem Clip cũng biết là 3 nơi biểu diễn khác nhau. Có lẽ bài hát đầu "Khúc hát ân tình" là chính những người đồng bào đang lưu lạc trình diễn. Còn bài "Dòng máu Lạc Hồng" nghe là biết Đan Trường ca, nhưng thấy phong sân khấu chữ Hoa không mà mình hát và vũ điệu sinh động, quật cường thấy cũng hay, nhất là sau mấy tiến hô vang... Còn bài thứ 3 "Qua cầu gió bay" theo mình nghĩ chắc cũng là đồng bào mình đang trình diễn trong cuộc thi dành riêng cho dân tộc ít người bên tàu vì thấy có cả giám khảo.
Trả lờiXóa